Kiến trúc khách sạn Marriott

Khách sạn J.W Marriott Hà Nội do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư vừa nhận được giải thưởng “Khách sạn có thiết kế & Xây dựng đẹp nhất” khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (The Best New Hotel Construction and Design).

Giải thưởng này do tổ chức “Giải thưởng Bất động sản quốc tế” (The International Property Awards 2014) trao tặng.

Lễ trao giải “International Property Awards 2014” khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được tổ chức vào ngày 9/5/2014 tại khách sạn Shangri – La, Malaysia, với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia trong lĩnh vực Bất động sản khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Giải thưởng đã được hơn 70 chuyên gia có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Bất động sản tham gia bình chọn với những hạng mục chính như : Phát triển, Thiết kế nội thất, Kiến trúc và Bất động sản. J.W Marriott Hà Nội đã chiến thắng tại hạng mục “Phát triển” với giải thưởng “Khách sạn mới có thiết kế và xây dựng đẹp nhất” trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

JW Marriott Hà Nội là một khách sạn 5 sao do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư, mang thương hiệu JW Marriott toạ lạc trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Khách sạn này có tổng mức đầu tư 250 triệu đô la Mỹ.

J.W Marriott Ha Noi có thiết kế đẹp nhất khu vực ảnh 1

Được thiết kế 9 tầng, với 450 phòng nghỉ, JW Marriott là một trong những khách sạn lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, khách sạn còn cung cấp 2.400 m2 dành cho không gian hội thảo, trong đó có 2 phòng Ballroom chiều cao 7m không cột, khu vực studio dành cho các sự kiện lãnh đạo cấp cao, các diễn đàn kinh tế, cũng như không gian tổ chức các sự kiện ngoài trời cùng hệ thống nhà hàng Âu - Á, khu chăm sóc sức khỏe và những tiện nghi cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao. Khách sạn J.W Marriott Hà Nội được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ Q3/2013.

Điểm đặc biệt nhất và cũng ấn tượng nhất của khách sạn là kiến trúc độc đáo mô phỏng hình ảnh “con rồng huyền thoại” bên bờ biển dài Việt Nam. Dưới bàn tay tài hoa của kiến trúc sư người Mỹ Carlos Zapata (cũng là tác giả thiết kế toà tháp tài chính Bitexco Financial Tower tại TP. Hồ Chí Minh), J.W Marriott Hà Nội tựa hình dáng một con Rồng đang cuộn mình bay lên bên bờ biển Đông.

Để hiện thực hóa “khách sạn Rồng” này đòi hỏi các đơn vị thi công phải rất chuyên nghiệp và cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ. Thể hiện hình đầu và đuôi con rồng là một thách thức lớn đối với các nhà thiết kế cấu trúc của đơn vị thầu đến từ New York - Leslie E. Robertson Associates (LERA). Để xây dựng theo thiết kế nói trên, LERA đã xây dựng 4 hệ thống khung đỡ độc lập để trợ lực cho các giàn khung công- xon thấp và các giàn khung vòm vươn ra ngoài. “Đây là một trong những giàn công xong được thiết kế rất độc đáo và hiếm thấy”, Ông Jang của LERA nhận xét.

Ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Tập đoàn Bitexco chia sẻ “Bitexco không chỉ muốn xây dựng một khách sạn có kiến trúc đẹp và sang trọng, có sức hút đối với khách du lịch quốc tế, chúng tôi còn khao khát đóng góp thêm một công trình mang tính biểu tượng về văn hóa tại Thủ đô Hà Nội”.

KHÁCH SẠN J.W.MARIOTT HÀ NỘI, CÔNG TRÌNH THEO PHONG CÁCH KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU TẠI VIỆT NAM

Tọa lạc tại trung tâm thương mại mới của Hà Nội cách sân bay Nội Bài 27km, vị trí của khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng trong và ngoài nước. Khách sạn JW Marriott Hanoi tự hào là một trong những khách sạn 5 sao có chất lượng dịch vụ cao cấp nhất khu vực Đông Nam Á kể từ khi hoạt động vào tháng 10 năm 2013.
  • Địa điểm: Từ Liêm, Hà Nội
  • Tư vấn thiết kế kiến trúc: công ty kiến trúc Carlos Zapata Studio
  • Quy mô: Diện tích 78.727 m²
  • Hoàn thành: 2013

Ý tưởng thiết kế

Điểm đặc biệt nhất và cũng ấn tượng nhất của khách sạn là kiến trúc độc đáo mô phỏng hình ảnh “con rồng huyền thoại” bên bờ biển dài Việt Nam. Dưới bàn tay tài hoa của kiến trúc sư người Mỹ Carlos Zapata, J.W Marriott Hà Nội tựa hình dáng một con Rồng đang cuộn mình bay lên bên bờ biển Đông. Gây được thiện cảm trong lòng khách hàng bởi một phong cách hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam.

Để hiện thực hóa “khách sạn Rồng” này đòi hỏi các đơn vị thi công phải rất chuyên nghiệp và cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ. Thể hiện hình đầu và đuôi con rồng là một thách thức lớn đối với các nhà thiết kế kết cấu.

Phân tích công trình theo xu hướng Deconstruction

Dự án này nằm ở huyện Từ Liêm, một phần của Hà Nội mới. Như vậy, nó không phải là một khu vực lịch sử, mà là nằm trong một khu vực hiện đại. Tòa nhà này cũng nằm trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia, một khu vực cảnh quan đẹp, chiều cao xây dựng tối đa là 9 tầng.

Với tổng diện tích khu phòng họp, hội nghị và khu vực sảnh hội nghị lên đến hơn 5.000 m², khách sạn JW Marriott Hanoi là địa điểm lý tưởng phục vụ cho các sự kiện MICE (Hội nghị, hội thảo, sự kiện và triển lãm) tại Việt Nam. Khách sạn có tổng số 17 phòng họp, trong đó bao gồm 2 phòng hội thảo lớn rộng 1,000 m² và 480 m² với khu vực tiền sảnh rộng đủ phục vụ 1000 quan khách. Tất cả các dịch vụ dành cho hội thảo đều được thiết kế thuận tiện trên một tầng với lối vào và khu đỗ xe riêng biệt.

Lễ trao giải “International Property Awards 2014” khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã được tổ chức vào ngày 9/5/2014 tại khách sạn Shangri – La, Malaysia, với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương. J.W Marriott Hà Nội đã chiến thắng tại hạng mục “Phát triển” với giải thưởng “Khách sạn mới có thiết kế và xây dựng đẹp nhất” trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Về bố cục

Ý tưởng hình con rồng cuộn tròn. Công trình có phần dưới nhỏ, càng lên cao công trình có độ vươn lớn dần. Công trình có 9 tầng với 450 phòng hướng về hồ nước (1,6 ha), biểu hiện cho sự hưng thịnh trước đất trời rộng mở. Kết hợp với khoảng sân vườn bên trong đầy màu xanh mát của thiên nhiên đã tạo nên một dáng vẻ thanh thoát.

Mặt đứng

Sử dụng thủ pháp đối lập, phá cách. Mặt đứng được thiết kế lạ mắt, đường nét nhọn, mạnh mẽ, tạo sự chuyển động giống con rồng đang bay lên trời.

Chất liệu xây dựng là tường kính và gỗ, tạo nên sự ấm áp và sang trọng, đồng thời làm cho khách sạn thêm nôi bật vì nghiêng bóng bên hô nước, hài hoà và trộn lẫn với cảnh quan thiên nhiên cùa toàn khu.

Mặt đứng không phân biệt được kết cấu, bao che, các bộ phận của công trình của chúng hoà lẫn vào nhau. Tạo lập sự cách tân về hình thức cho công trình đến mức cao nhất.

Tạo cảm giác động, do có những hình thái uốn vặn, mất ổn định, mất trọng lượng, gây ấn tượng bay bổng (khác với cảm giác đối xứng, cân bằng thường thấy trong kiến trúc cổ điển). Điều mà khó tìm thấy ở các công trình khác ở Việt Nam.

Mặt bằng

Mặt bằng nhiều góc nhọn, phá vỡ quy tắc truyền thống nhiều góc vuông, không gian có nhiều điểm mới lạ, không theo thiết kế truyền thống. Tuy mặt bằng có nhiều góc cạnh nhưng phòng ốc được bố trí vuông vắn, ở các góc nhọn được tận dụng tối đa.

Mặt bằng có sự thay đổi ở các tầng, tạo sự khác biệt cho công trình thiết kế

Công trình có mặt bằng hình xoắn ốc vào trung tâm, càng lên các tầng cao hơn công trình càng vươn ra.

Lối vào chính băng qua tầng 2 của sân trong được hình thành bởi hai tấm sàn song song, nối liền qua một chiếc cầu.

Khu vực tiền sảnh: quầy bar, nhà hàng, quầy lưu niệm, lễ tân, trung tâm mua sắm, bộ phận hành chính, các phòng họp nhỏ và một khoảng trống dành đế thư giãn với mái lợp nhìn ra mặt nước.

Trung tâm giải trí: các nhà hàng lớn, nhỏ, 5.000 m² khu vực mira sam, hội trường lớn 1.000 m² hội trường nhô 500 m² (cũng có thế chia thành 4 phòng) và một số phòng họp nhỏ hơn.

Tầng 2 là diện tích cho các khoảng thông tầng, sảnh đợi. Các nhà hàng Âu – Á và phòng ăn đặc biệt, các phòng hội thảo, khu chăm sóc sức khỏe.

Tầng 3 đến tầng 6 là các phòng khách sạn.

Tầng 7 có 3 phòng cao cấp, 1 phòng Phó tổng thống và 1 phòng Tẩng thống. Từ tầng 7 công trình có diện tích lớn hơn với độ vươn ra của ban công, thử thách cho các nhà kết cấu.

Tầng 9 có bể bơi trong nhà, phòng tập thể dục và khu spa ngoài trời. Tầng 9 công trình có độ vươn xa nhất.

Kết cấu

Hệ móng công trình được xây rất kỹ lưỡng, kết cấu có các khung chéo đỡ công trình.

Công trình có 4 hệ thống khung đỡ độc lập để trợ lực cho các giàn khung công- xon thấp và các giàn khung vòm vươn ra ngoài.

Kết cấu theo hệ khung xoắn ốc từ trong ra ngoài, kết cấu đặc biệt của công trình tạo thách thức rất lớn cho các kiến trúc sư và đơn vị thi công. Các nhà thiết kế đã  thành công trong việc tạo ra các góc nhọn vươn xa, song vẫn đảm bảo độ bền vững của công trình.

Kết cấu công trình phức tạp, không như những công trình truyền thống

Giàn kính bao che mái sử dụng độ vươn xa lớn.

Mặc dù những công trình theo xu hướng Deconstruction ở Việt Nam còn hạn chế và chưa thể hiện hết tinh thần của Deconstruction, nhưng đó cũng là sự hứa hẹn cho sự phát triển của xu hướng này trong tương lai ở Việt Nam. Hy vọng trong tương lai sẽ có những KTS, những nhà thiết kế của Việt Nam sẽ áp dụng lý thuyết Deconstruction để tạo ra những công trình đẹp cho nền kiến trúc cũng như các đô thị nước nhà.

Nguồn tham khảo: tienphong.vn, dccd.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 10 kiến trúc sư nổi tiếng hàng đầu Việt Nam

Quy Trình Xây Dựng Một Khách Sạn

Những phong cách thiết kế khách sạn tiêu biểu